Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Posted by Unknown |
Cảnh núi non hùng vĩ được ôm trọn trong sắc màu đất đỏ Bazan cùng những thác nước, con suối dài uốn lượn quanh co và các lễ hội đặc sắc của không gian văn hóa cộng đồng Tây Nguyên đã khiến cho Daklak trở thành một miền đất hứa, một mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch. Cùng đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để lên và tìm hiểu vùng đất, con người nơi đây.


Lễ hội diễu hành đường phố
Cảnh quan Daklak có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ. Đấy là sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu rừng nguyên sinh. Daklak có những thác đẹp nổi tiếng như thác Dray Thượng, Kroong Kma, Bày Nhánh , Thủy Tiên, Dray Nur… nhiều hồ lớn với diện tích từ 200-1400 ha như hồ Lak, hồ Ea Đờn , hồ Ea Kao, hồ Dakmin… phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch.

Không những vậy, Daklak là nơi có nhiều Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh như vườn quốc gia Yok Đôn, vườn Quốc gia Cư Yang Sin, các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, Ea Sô... và nhiều loại động thực vật quý hiếm, đặc biệt là voi.

Ngoài thế mạnh du lịch sinh thái, Daklak còn nổi tiếng với bản sắc văn hóa đa dạng. Cuộc sống sinh hoạt cộng đồng với những con người hồn nhiên, chân chất đã mang lại cho du lịch Daklak một nét hấp dẫn riêng không trộn lẫn với các nền văn hóa vùng miền khác. Điều này thể hiện rất rõ nét qua 11 di tích thắng cảnh, lịch sử văn hóa được công nhận là di tích quốc gia và hơn 70 di tích khác phân bố trên các địa bàn trong tỉnh.

Một niềm tự hào cho Daklak nói riêng và Tây Nguyên nói chung là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức giáo dục – Khoa học và Văn hóa thế giới – UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005.


Bên cạnh đó, Daklak còn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể khác như truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, Lễ hội đua voi, Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội lúa mới, Lễ hội bỏ mả…

Dư âm của hương vị trong các món ăn truyền thống cũng khiến cho du khách mê đắm, là món gà nướng Bản Đôn, cà đắng, là các món nấu với lá giang nhâm nhi cùng ly rượu can… hòa tan trong tiếng cồng chiêng Tây nguyên khiến các du khách say ngây ngất. Điều đặc biệt, với diện tích 400.000 ha đất Bazan màu mỡ, Daklak là nơi thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp, công nghiệp ngắn ngày và dài ngày trong đấy nổi bật nhất là cây cà phê. Vì vậy, Daklak được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam với những quán cà phê mang đầy đủ phong cách ấn tượng. Cà phê là loại cây mang lại giá trị kinh tế lớn nhất cho tỉnh nhà, đồng thời cũng mở ra một hướng đi du lịch mới nhất vào thời hội nhập chỉ có riêng của Daklak: tổ chức những tour du lịch cà phê, fevtival cà phê. Từ tìm hiểu cà phê, thưởng thức cà phê, thương mại cà phê hàng năm đã thu hút hàng nghìn lượt du khách và thương gia lên giao lưu trên mảnh đất này.
Theo: http://dailyjetstar.com/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-sai-gon-di-buon-ma-thuot-10988.html

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Posted by Unknown |
Bị mê hoặc bởi ca khúc Ly cà phê Ban Mê của Nguyễn Cường, vào một ngày đẹp trời, tôi vác balô lên đường đến thăm thành phố cao nguyên, nơi được mệnh danh là “thủ phủ cà phê”. Cùng nhanh tay vé máy bay JetStar Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột để đến được với nơi đây và thưởng thức những ly cà phê chính gốc và ngon nhất.

Nguồn gốc

Cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1915 – 1920 và được trồng đại trà ở Đắk Lắk. Đây là cây nông nghiệp chiếm giữ vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào có thể sánh được trên cao nguyên đất đỏ bazan này.

Nguồn lợi từ cây cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột, thành phố chính của tỉnh Đắk Lắk, từ một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một đô thị sầm uất như ngày hôm nay. Gần đây, Buôn Ma Thuột còn được biết đến với mệnh danh “thủ phủ cà phê” toàn cầu, qua dự án đầy tham vọng do doanh nhân, “Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ khởi xướng, hứa hẹn sẽ biến Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.

Nếu đã lên với nơi đây bạn không nên bỏ qua những địa chỉ ở nơi đây. Hãy tham khảo nhé.



01. Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.




02. Ngay giữa trung tâm là tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột với hình ảnh chiếc xe tăng T54 của quân Giải phóng tiến vào giải phóng thành phố ngày 10/3/1975, với nòng súng vươn cao.




03. Nhà thờ Chánh Tòa, nằm gần tượng đài chiến thắng, là điểm tham quan thu hút nhiều du khách khi đến thành phố cao nguyên.




04. Vài năm gần đây, thành phố này đã đầu tư phát triển cơ cở hạ tầng, nâng cấp tiện nghi các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Trong ảnh là khách sạn tiêu chuẩn 4 sao Sài Gòn Ban Mê tọa lạc ngay trung tâm thành phố.




05. Nếu tham gia “tour cà phê”, bạn sẽ được đưa đến tham quan Làng cà phê Trung Nguyên.




06. Ở đây có vườn cà phê cổ với các loại cà phê Robusta, Arabica, chè, vối, mít… đã được dày công sưu tập qua nhiều năm, có cây gần trăm năm tuổi. Cuối làng cà phê, bước qua những dãy đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài Êđê, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn và lâu đời nhất của Tây Nguyên.




07. Buôn Ma Thuột có loại cà phê ngon nức tiếng, rất đắt là cà phê chồn. Một trong những người đi tiên phong xây dựng quy trình nuôi chồn để sản xuất cà phê “danh bất hư truyền” này là ông Hoàng Mạnh Cường. Cách đây 13 năm, ông đã mày mò tìm cách nghiên cứu để thuần hóa và nuôi dưỡng thành công loài động vật này để khai thác cà phê chồn. Đến nay ông đang sở hữu một quy trình chuẩn với đàn chồn hơn 250 con, khai thác được hơn 1,5 tấn cà phê nhân mỗi năm.




08. Đàn chồn được nuôi trong một cơ sở đạt chất lượng “5 sao”!




09. Có cả khu “sân chơi” dành cho chồn.



11. Đến Buôn Ma Thuột, không thể bỏ qua vẻ đẹp những thác nước hùng vĩ. Trong ảnh là thác Dray Sap, nghĩa là “thác khói” theo tiếng Êđê, dân tộc bản địa ở đây.




12. Mộ Vua săn voi ở Bản Đôn.



14. Đi thuyền độc một trên hồ Lăk. Vào mùa hè, sen nở rộ trên hồ đẹp như tranh. Đó có thể là dịp tôi sẽ quay lại đây một lần nữa.
Posted by Unknown |
Người trồng cà phê tại Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá tăng liên tục nhưng lại không vội bán mà chờ giá cao hơn.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên ngày 12/2 tăng 300-400 đồng/kg, tính gộp đã cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với trước Tết nguyên đán. So với ngày 11/2, giá cà phê nhân xô tại Gia Lai tăng 300 đồng, đạt mức 35.200 đồng/kg; tại Đắk Lắk tăng 400 đồng, đạt mức 35.100 đồng/kg. Hãy cùng đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để lên và tìm hiểu về cà phê cũng như những mức giá cà phê ở nơi đây.

Giá bán cà phê nhân của các hộ trồng cà phê tại thị trường nội trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước Tết âm lịch, nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do người trồng giảm lượng bán ra thị trường.

Theo ông Dương Nga Văn, Trưởng Phòng Kế hoạch Công ty Cà phê Đắk Uy (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam), việc cà phê tăng giá do tác động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, ông Lê Sĩ Đông, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Cà phê Nguyên Huy Hoàng (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), nhận định các doanh nghiệp nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày khiến giao dịch tại thị trường trong nước giảm, góp phần đẩy giá cà phê lên cao.

Từ đầu vụ (tháng 10, 11-2013), giá cà phê nhân xô trong nước dao động quanh mức từ 30.000-31.000 đồng/kg. Giá quá thấp, nếu bán ra sẽ lỗ vốn, nhiều người quyết găm hàng chờ giá lên cao khiến thị trường cà phê khan hiếm. Bên cạnh đó, Việt Nam chiếm 18% tổng sản lượng cà phê thế giới. Trong tháng 1-2014, xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới chỉ đạt 135.600 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ, góp phần đẩy giá lên cao. Việc các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau trong việc xuất khẩu cà phê cũng góp phần không nhỏ tác động tới việc tăng giá.

Cà phê tăng giá nhưng nhiều người dân trồng cà phê vẫn tiếp tục găm hàng chờ giá cao hơn nữa. Ông Vũ Văn Am (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) cho biết với mức giá hiện nay, ông không bị thua lỗ nữa nhưng chưa có lãi nên không vội bán mà chờ giá lên cao.

Theo nhiều chuyên gia cà phê, trong thời gian tới, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil sẽ giảm do thời tiết xấu. Bên cạnh đó, nhiều nước có thị phần xuất khẩu cà phê lớn đã hạn chế bán ra trong đợt này nên giá tiếp tục tăng cao, dự báo sẽ ổn định ở mức 35.000-37.000 đồng, giá thế giới ổn định ở ngưỡng 1.800 USD/tấn.
Posted by Unknown |
Đắk Lắk là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn và đặt biệt là những dòng thác hiền và luốn quyến rũ du khách gần xa. Cùng đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ lên ngắm những dòng thác nổi tiếng nơi đây.

Cùng điểm qua 7 dòng thác làm xao động lòng người nơi đây.

Thác Drai Kpơr: Thác Drai Kpơr thuộc địa bàn buôn Trưng, xa Chư Bông, huyện Ea Kar, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km về hướng Đông, gồm 4 ngọn thác nối tiếp nhau, mỗi ngọn thác có một vẻ đẹp riêng. Cách thác 500m là căn cứ cách mạng Buôn Trưng từ 1960 đến năm 1975. Đây là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng.


Thác Drai Dlông:
Thác Drai Dlông thuộc địa phận xã Ea Mdroh, huyện Chư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 35 km về hướng Tây Bắc, được chia thành 3 dòng chảy, trải dài như 3 dải lụa trắng từ trên cao đổ xuống làm tung lên vô vàn những bụi nước li ti mờ ảo như làn khói. Thác Drai Dlông là điểm đến đầy tiềm năng của huyện Chư M’gar.

Thác Dray Nur: Thác Dray Nur, nằm gần thác Gia Long, trên địa bàn huyện Krông Ana, bắt nguồn từ dòng sông Srêpôk. Vì thác có độ cao lớn nên nước chảy ầm ào, mạnh mẽ, tạo nên âm thanh đầy ấn tượng đối với du khách. Những hơi nước, bụi nước tung ra, bay lên, cùng với cảnh quan hoang sơ của rừng đại ngàn, tạo ra không gian trữ tình, thơ mộng ngày càng thu hút khách đến.

Thác Krông Kmar: Thác Krông Kmar, nằm cạnh dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, cách trung tâm huyện Krông Bông hơn 2 km, từ trên đỉnh núi cao, nước theo từng bậc, chảy tuôn trào. Đi ngược về phía thượng nguồn, sẽ gặp một hồ nướ xanh thẳm giữa rừng nguyên sơ. Nơi đây, hàng năm đã thu hút nhiều du khách đến để ngắm cảnh, thưởng ngoạn và thưởng thức những món ăn độc đáo bên thác nước ầm ào.

Thác Bảy Nhánh: Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N’Drêch, xã Ea Huar (Buôn Đôn), cách thành phố Buôn Ma Thuột 35 km về hướng Tây Bắc. Dòng sông Srêpôk chảy về đây gặp một ghềnh đá lớn chia làm bảy nhánh nhỏ, nên gọi là Thác Bảy Nhánh. Nơi rộng nhất của thác khoảng 2 km. Nhánh thác thứ nhất được che bởi những rặng si già. Nhánh thác thứ hai, ba, bốn có ghềnh đá lớn, phù hợp cho du khách tắm mát, chụp ảnh lưu niệm, Nhánh thác thứ năm có bãi sạn, đá cuội được nước bào mòn trông đẹp mắt. Nhánh thác thứ sáu có sáu bãi cát rộng. Nhánh thác thứ bảy giáp vườn Quốc gia Yok Don.

Thác Thuỷ Tiên: Thác Thuỷ Tiên (huyện Krông Năng) cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, có 3 tầng, nên thường được gọi là thác ba tầng . Tầng thứ nhất có độ dốc thấp, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm, du khách có thể lên xuống dễ dàng. Chung quanh thác là rừng đại ngàn, hai bên thác là những rễ cây buông xuống, quyến rũ và nên thơ. Tầng thứ hai có nhiều bậc đá, nước tuôn trào trắng xoá, có hồ nước nông, du khách có thể tắm mình trong dòng nước xanh và mát dịu. Tầng thứ ba, nước từ trên cao đổ thẳng xuống, có hồ nước khá sâu. Du khách đến với thác Thuỷ Tiên như đến với nàng tiên của núi rừng hùng vĩ, sẽ không muốn trở về.
Posted by Unknown |
Trong bất cứ lễ, Tết nào, đồng bào Tây nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yàng) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm. Các hội hè của buôn làng hay hội họp mang tính chất riêng tư của gia đình, rượu buôn luôn là thứ quan trọng nhất để... mở đầu câu chuyện. Hãy đặt vé máy bay JetStar Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột để lên và thưởng thức rượu cần


Thường họ dành hết phân nửa số lúa thu hoạch được trong năm để làm rượu dù cho họ không dư giả gì mấy. Rượu của người Ba Na được các dân tộc ở Tây nguyên khen là ngon nhất, sau đó mới là rượu của người Ê Đê và người Xê Đăng. Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay choé là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng “khoái” uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết. 


Ở Tây nguyên, mỗi lần có lễ lớn như lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ cúng Bến nước…đều cử hành rất lớn ở nhà rông hay nhà Gơl. Họ đánh cồng chiêng, nhảy múa, ca hát rồi ăn thịt trâu nướng, uống rượu cần say túy lúy. Các trai làng, gái làng ăn mặc nhiều loại trang phục có nhiều hoa văn sặc sỡ và hát cho nhau nghe những bài hát chan chứa ân tình: Anh ở bên này ghè rượu, Vít cần trúc cong cong thành một nửa bầu trời Thành một nửa trái tim mơ hồ gọi Một nửa còn bên ấy Bạn tình ơi! Bên này trái tim, bên ấy trái tim Vòng ngực nổi cồn trên miệng ché Rượu chảy về hai bên, men say còn ở giữa. Lửa phừng phừng bứt tượt áo nuk-kiar... Ơi chân trời lửa bên em sao mà xa ngái thế Đường gấp khúc trái tim sâu thăm thẳm đáy men nồng. Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh. Làm rượu cần rất đơn giản. Chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè) độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì đổ thêm nước lã vào chứ không cất như rượu đế. Rượu để lâu ngày càng ngon.


 Có người đem chôn rượu ở dưới đất hàng năm cho rượu hả hơi mới đem lên uống. Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v... thì cũng làm theo cách trên. Người Ba Na gọi rễ cây men là Hiam. Rễ này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi viên thành viên nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men - loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây trầu - đem phơi khô, giã nhỏ với củ riềng hay củ gừng rồi cũng viên thành từng viên lớn như quả trứng gà so. Mỗi ché chỉ bỏ độ một viên men là đủ. Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuống cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt! Uống rượu, không phải uống sao cũng được. Nếu có khách đến nhà thì vấn đề “uống” là cả một nghi thức rườm rà. Họ tin rằng, rượu là do Trời (Yàng) ban đến cho nên rượu phải được quý hóa trong việc dùng nó. Khi chủ nhà mang ché rượu bày ra giữa nhà tức thì các nhà lân cận cũng mang rượu đến chung vui cùng nhà có khách. Các ché rượu được buộc chặt vào các cây cột bằng gỗ hay bằng tre.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Posted by Unknown |
Lễ cưới truyền thống của người Ê Đê thường được tiến hành tuần tự theo bốn bước. Đó là lễ Hỏi chồng ; Lễ thỏa thuận ; Lễ gọi chồng  và lễ lại mặt . Trong hôn lễ, trao vòng cầu hôn là nghi lễ quan trọng, đây là nghi lễ bắt buộc của các cô gái khi làm đám cưới thể hiện sự công nhận của thần linh, gia đình, cộng đồng cho đôi trai gái được tổ chức đám cưới để nên vợ nên chồng. Cùng đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để được lên với thành phố của ngàn cây và thưởng thức nền văn hóa nơi đây.

Để tỏ lòng mong muốn cầu hôn hay hứa hôn, nhiều dân tộc ở Việt Nam thường có tục lệ trao vòng. Quý nhất là vòng bằng vàng, hay bằng bạc, rồi mới đến vòng đồng...

Dân tộc nào còn theo phong tục mẫu hệ thì bên nữ trao vòng, bên nam nhận vòng. Các dân tộc theo phong tục phụ hệ thì ngược lại, bên trai trao vòng, bên gái nhận vòng. Nhận vòng là bằng lòng, phải giữ lòng chung thủy. Ngày nay người Việt (Kinh) quý đồ trang sức bằng vàng nên trao nhẫn thay vòng. Còn nhiều dân tộc ở miền núi phía bắc hay Tây Nguyên chỉ dùng bạc làm đồ trang sức phổ biến. Đó là những chiếc vòng cầu hôn mang tính giao duyên.


Theo phong tục mẫu hệ Ê Đê  khi người con gái tìm được người con trai ưng ý thì báo cho bố mẹ biết. Bố mẹ cô gái nhờ người mối lái đưa chiếc vòng bằng chất liệu nào là tùy gia cảnh để mở đầu cho việc giao thiệp với nhà trai. Người con trai có khi cũng ngúng nguẩy, vờ không bằng lòng như các cô gái e lệ thường thể hiện. Vài ba lần khi chàng trai đã đồng ý thì nhà gái sang nhà trai tổ chức lễ trao vòng. Nhà trai sau lễ trao vòng, cũng trao cho bên nhà gái chiếc vòng để làm tin cho việc đính ước.

Cô gái và chàng trai cùng chạm tay vào chiếc vòng đồng, ông cậu cầu cúng giàng. Và họ coi đó như lời giao ước hôn thú, có sự chứng giám của thần linh, có sự công nhận của cộng đồng, và sự thống nhất của cặp uyên ương. Từ sau lễ trao vòng, hai gia đình đã chính thức kết mối thông gia. Mỗi bên gia đình cử ra một người đỡ đầu của gia đình mình, còn gọi là Miết Ava. Từ đây Miết Ava không chỉ thay mặt gia đình, giúp đôi trẻ trong mọi nghi lễ để thành vợ thành chồng mà trong suốt cuộc đời còn lại sau này, ông luôn đóng vai trò như cha mẹ, khuyên răn chú rể, cô dâu và dàn hoà mọi bất hoà giữa hai gia đình. Nhà trai sau lễ trao vòng, cũng trao cho bên nhà gái chiếc vòng để làm tin cho việc đính ước.

Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời bên nhà gái. Đến hôm cưới, bên nhà gái lại đưa sang nhà trai vòng có kèm đồ sính lễ và các thứ như trâu, bò, lợn, gà, rượu, quần áo... Nếu nhà gái nghèo thì chỉ nộp một phần, phần còn lại hai vợ chồng cùng làm nộp dần sau. Lễ cưới tổ chức hai ngày liền. Ngày đầu, nhà gái đến "đón rể". Khi về bên nhà vợ, nếu có voi, chú rể được cưỡi voi, không có phải đi bộ. Lễ đón rể có ca múa nhạc tưng bừng. Đến nhà vợ bên họ nhà gái lấy ba chén rượu và ba chiếc vòng trao cho chú rể, cậu ruột chú rể và anh ruột chú rể. Nhà trai lại trao ba chén rượu và ba chiếc vòng lần lượt cho cô dâu, cậu ruột cô dâu và anh ruột cô dâu. Khi lễ trao vòng ngày cưới đã xong, hai ông cậu đưa rượu cho cô dâu chú rể. Hai vợ chồng trao chén rượu cho nhau và uống cạn. Có trường hợp, cô gái phải "ở dâu" vài ba tháng hay vài ba năm như tục "ở rể" của một số dân tộc phụ hệ. Chú rể Ê Đê đi đâu hay về nhà bố mẹ đẻ cũng e ấp, bịn rịn xin phép như nàng dâu ở nhà chồng của các dân tộc anh em khác.

Tổ chức lễ cưới ở họ nhà gái. Tất nhiên phải có lợn và rượu. Con lợn được mỗ để lấy máu thoa vào chân cô dâu, chú rể, rồi cúng tổ tiên cầu cho hai trẻ được sống hạnh phúc. Tiếp đó, ông "mối" xúc cho cô, cậu mỗi người hai miếng cơm và ba chén rượu. Tất cả mọi người có mặt đều ăn một miếng thịt và một miếng ruột lợn. Ông trưởng họ cầm chiếc vòng đồng, cô dâu, chú rể sờ tay vào chiếc vòng đó, "tiết mục" này kết thúc lễ cưới.
Trường hợp chàng trai bội ước, không làm lễ cưới, thì anh ta phải trả cho cô gái một khoản phạt bằng hiện vật, và làm cho cô gái một lễ hiến sinh.

Sau lễ cưới ba hoặc năm ngày, hai vợ chồng về nhà bố mẹ chồng làm lễ lại mặt . Nhà trai mời rượu và đưa một số đồ gia dụng đặt bên ché rượu để chú rể mang về nhà vợ. Sau lễ lại mặt, hai vợ chồng chính thức chung sống, đôi vòng đồng - được coi như kỷ vật, như những lời cam kết thủy chung, đồng thời lời chúc tụng hạnh phúc cho cô dâu chú rể và anh em hai họ. Chúng thường được lưu giữ suốt đời, khi chết chôn theo hoặc trao lại cho con cháu làm di vật quý.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Posted by Unknown |
Tôi đến Buôn Mê Thuột lần đầu vào 1969. Thị trấn nhỏ, nhiều sương mù, những con đường đất đỏ, người dân Ê Đê hiền lành, không khí có chút đìu hiu, thỉnh thoảng bị cắt quãng bởi những tràng đại pháo của các cuộc chiến lẻ tẻ chung quanh. Một anh bạn thơ gọi Buôn Mê Thuột là Buồn Muôn Thuở. Có lẽ vì ánh mắt long lanh sẵn sàng nhỏ lệ của những tà áo dài trắng e ấp đằng sau những đồi xanh bạt ngàn. Nếu bạn có muốn đến với nơi đây hãy nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để được thưởng thức và cảm nhận không khí và cùng cảm nhận về nơi đây.

Sau 43 năm, tôi trở lại với một Buôn Mê Thuột đã trưởng thành (hay già đi). Dân số đã lên khoảng 2 triệu người, phần lớn là những người Kinh xông xáo đến lập nghiệp từ khắp xứ, nhà cửa mọc lên san sát, nhiều dấu hiệu của sung túc (siêu thị, đồ chơi điện máy, quán ăn nhậu, xe cộ...); nhưng vẫn giữ được những nét thanh bình giản dị của một thị trấn nhỏ. Bướm trắng bay đầy trong nắng sớm, tiếng ve sầu vang vọng suốt buổi trưa và chiều mưa Tây Nguyên lành lạnh tâm hồn. Bướm bay tìm ai, ve kêu gọi gì và mưa khóc ngày xưa? Dù thế nào, Buôn Mê Thuột vẫn là một nơi dễ thương và gợi nhiều cảm xúc.

Vũ Trung Nguyên

Ngày đầu ở Buôn Mê Thuột, tôi được mời đi thăm dự án "Cụm ngành cà phê" của Trung Nguyên ở E-Tun. Một dự án đem công nghệ mới từ Israel và vài hợp tác quốc tế để gia tăng năng suất cho nông dân. Anh Vũ đã đề xướng và phát động hơn 10 nãm nhưng kết quả vẫn còn lừng chừng. Văn hóa cà phê mà anh đang theo đuổi qua bảo tàng cà phê, làng cà phê và các hoạt động khắp nơi của Trung Nguyên đã khiến tên tuổi anh đồng nghĩa với thủ phủ cà phê này. Đây là một góc cạnh mới mà tôi mới biết, một Đặng Lê Nguyên Vũ kiên trì nhẫn nhục với mục tiêu của mình. Một người bạn khác cho biết là bạn học cũ ở trường Y với Vũ. Vậy Vũ còn là một bác sĩ đã bỏ nghề 15 năm trước để dấn thân vào kinh doanh. Anh khởi nghiệp khiêm tốn với nghề bỏ mối cà phê và phát triển xây dựng đế chế Trung Nguyên hàng đầu ngày nay. Rất đáng phục.



Vườn uơm giống Macadamia

Tôi nói về những loại cây trái đặc thù trên thị trường thế giới mà nông dân Việt có thể trồng với số lượng nhỏ nhưng sẽ đem một lợi tức đáng kể, thay vì bầy đàn theo cà phê hay cao su. Tôi đơn cử một thí dụ về quả macadamia trồng ở Hawaii và Úc với giá trị kinh tế gấp 10 lần đậu phọng. Các bạn trẻ liền liên hệ để tôi thăm viếng một cơ sở ươm giống của anh Tùng và gia đình. Gọi đơn giản là Mắc Ca, anh Tùng và giáo sư Hoàng Hòe đã được cơ quan nông nghiệp Úc hổ trợ để giới thiệu việc trồng Mắc Ca tại Tây Nguyên. Sau 5 năm, cơ sở đã thành công ươm 26 loại cây giống để bán cho nông dân và hy vọng trong 5 năm tới sẽ có hơn 3,000 hectares canh tác Mắc Ca.

Cùng với mô hình công nghệ mới do Trung Nguyên đề xướng, và những sáng tạo về sản phẩm, cũng như cách tiếp cận thị trường qua thương hiệu và giao dịch sàn, đây là hướng đi của chương trình "đem văn minh về cho nông thôn" như tôi vẫn kêu gọi (thay vì đem dân lên các ổ chuột của thành phố lớn). Chắc chắn không phải nông thôn với hình ảnh các ngài "lý trưởng" hống hách bóc lột của những ngày đầu thế kỷ 20; mà là nông thôn hiện đại hiền hòa theo truyền thống cùa Lạc Việt vào thời Internet .

Hội thảo cà phê

Sáng thứ bẩy, tôi trình bày cùng các nhà đầu tư, các quan chức điều hành sàn cà phê và những doanh nhân, nông dân về tổng quan của một sàn giao dịch hàng hóa đúng chuẩn quốc tế. Tôi tiên đoán là trong 10 năm nữa, sàn hàng hóa sẽ lớn hơn sàn chứng khoán vì những đặc thù của nền kinh tế và suy nghĩ khác biệt của các nhà đầu tư Việt. Muốn hoàn tất mục tiêu này sớm hơn, các quan chức cần thay đổi tư duy về luật lệ và thực thi; cũng như phải nhớ rằng để có thanh khoản cho giao dịch và người chơi; sàn cần sự minh bạch, độc lập và đáp ứng được luật cung cầu tự nhiên của thị trường.
Theo: http://dailyjetstar.com/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-sai-gon-di-buon-ma-thuot-10988.html