Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Posted by Unknown |
Biển Hồ nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 7 cây số. Từ Pleiku đi theo quốc lộ 14 về Kontum đến Km7 thì rẽ phải là vào Biển Hồ. Hồ rộng 230 ha, chỗ sâu nhất khoảng 30 mét. Hãy đặt vé máy bay JetStar Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột để lên thăm biển hồ thơ mộng này.


Không chỉ là địa điểm du lịch, Biển Hồ còn là vựa cá cung cấp nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng các dân tộc thiểu số sống quanh hồ và khu vực lân cận. Đây còn là hồ thủy lợi cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho thành phố và tưới tiêu của vùng.

Từ lâu, Biển Hồ đã được khai thác thành sản phẩm du lịch bản địa nhưng đến nay vẫn còn rất hoang sơ. Đó là nét quyến rũ, níu chân du khách khi đặt chân đến Gia Lai

Nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét, Biển Hồ (thuộc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) được nhạc sĩ Nguyễn Cường ví như “đôi mắt Pleiku” in bóng mây trời. Biển Hồ có sức quyến rũ đến lạ lùng khiến du khách khó lòng bỏ qua khi đến Gia Lai.

Biển Hồ là một miệng núi lửa hình bầu dục đã ngừng hoạt động cách đây hàng chục triệu năm. Nhìn từ trên cao, hồ như một con mắt khổng lồ của Tây Nguyên. Đã đến đây, ai nấy không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp lung linh và trong vắt của nước gương hồ phẳng lặng.

Có lẽ vì diện tích quá lớn nên hồ được gọi là “biển”. Biển Hồ còn có tên gọi là T’Nưng hay Ea Nueng tùy theo dân tộc, đều có một nghĩa chung là biển trên núi. Mặt hồ có những lúc phẳng lặng nhưng cũng lắm lúc dậy sóng bởi cuồng phong. Đi thuyền bắt cá, nhiều lúc người dân bản địa cũng gặp sóng to gió lớn như đang đi giữa biển. Ngày nay, người bản địa đã biết khai thác du lịch, tổ chức thuyền máy, thuyền độc mộc đưa khách dạo trên mặt hồ. Nước hồ trong xanh đến lạ lùng. Buổi trưa nắng gắt dường như nước hồ đã hấp thụ hết cái nóng để trả lại không khí mát mẻ, trong lành. Du khách có một cảm giác khoan khoái, dễ chịu ngay khi vừa đặt chân đến ven hồ.
Theo những người dân bản địa, nguồn cá tự nhiên trên hồ rất dồi dào. Vì thế, trong hồ nước có rất nhiều chim săn bắt cá. Cá trong hồ to lắm. Có con nặng vài chục ký.

Nếu có thời gian quan sát cả ngày, du khách sẽ thưởng lãm được sự kỳ thú của Biển Hồ. Buổi sáng, mặt hồ mênh mông rộng lớn có màu xanh ngọc bích. Buổi trưa, nước hồ chuyển sang xanh thẳm. Khi về chiều lại có màu tím biếc. Đó là khi mặt trời khuất sau rặng núi để lại những ráng vàng trên bầu trời. Khi đó, ráng vàng in bóng trên mặt hồ tạo ra màu tím tuyệt đẹp. Những hôm trời se lạnh, sương khói lãng đãng trên mặt hồ càng thêm thi vị. Biển Hồ là thế! Không đơn thuần là một hồ nước đầy mà dường như cũng có càm xúc như đôi mắt của người con gái Tây Nguyên ẩn hiện sau cây lá xanh mơn mởn của núi rừng. Bởi thế, Nhạc sĩ Nguyễn Cường đã thốt lên: “…trái tim anh muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy – đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy!...”. Dù cho Tây Nguyên hạn hán nặng nề đến đâu thì Biển Hồ vẫn mênh mông nước. Khi mùa mưa đến, những con suối đổ về đây, nước hồ đầy hơn nhưng cũng không thể tràn bờ được. Người ta có cảm giác đáy hồ được nối ra biển để “nuốt” hết những dòng nước này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét