Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Posted by Unknown |
Tôi đến Buôn Mê Thuột lần đầu vào 1969. Thị trấn nhỏ, nhiều sương mù, những con đường đất đỏ, người dân Ê Đê hiền lành, không khí có chút đìu hiu, thỉnh thoảng bị cắt quãng bởi những tràng đại pháo của các cuộc chiến lẻ tẻ chung quanh. Một anh bạn thơ gọi Buôn Mê Thuột là Buồn Muôn Thuở. Có lẽ vì ánh mắt long lanh sẵn sàng nhỏ lệ của những tà áo dài trắng e ấp đằng sau những đồi xanh bạt ngàn. Nếu bạn có muốn đến với nơi đây hãy nhanh tay đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để được thưởng thức và cảm nhận không khí và cùng cảm nhận về nơi đây.

Sau 43 năm, tôi trở lại với một Buôn Mê Thuột đã trưởng thành (hay già đi). Dân số đã lên khoảng 2 triệu người, phần lớn là những người Kinh xông xáo đến lập nghiệp từ khắp xứ, nhà cửa mọc lên san sát, nhiều dấu hiệu của sung túc (siêu thị, đồ chơi điện máy, quán ăn nhậu, xe cộ...); nhưng vẫn giữ được những nét thanh bình giản dị của một thị trấn nhỏ. Bướm trắng bay đầy trong nắng sớm, tiếng ve sầu vang vọng suốt buổi trưa và chiều mưa Tây Nguyên lành lạnh tâm hồn. Bướm bay tìm ai, ve kêu gọi gì và mưa khóc ngày xưa? Dù thế nào, Buôn Mê Thuột vẫn là một nơi dễ thương và gợi nhiều cảm xúc.

Vũ Trung Nguyên

Ngày đầu ở Buôn Mê Thuột, tôi được mời đi thăm dự án "Cụm ngành cà phê" của Trung Nguyên ở E-Tun. Một dự án đem công nghệ mới từ Israel và vài hợp tác quốc tế để gia tăng năng suất cho nông dân. Anh Vũ đã đề xướng và phát động hơn 10 nãm nhưng kết quả vẫn còn lừng chừng. Văn hóa cà phê mà anh đang theo đuổi qua bảo tàng cà phê, làng cà phê và các hoạt động khắp nơi của Trung Nguyên đã khiến tên tuổi anh đồng nghĩa với thủ phủ cà phê này. Đây là một góc cạnh mới mà tôi mới biết, một Đặng Lê Nguyên Vũ kiên trì nhẫn nhục với mục tiêu của mình. Một người bạn khác cho biết là bạn học cũ ở trường Y với Vũ. Vậy Vũ còn là một bác sĩ đã bỏ nghề 15 năm trước để dấn thân vào kinh doanh. Anh khởi nghiệp khiêm tốn với nghề bỏ mối cà phê và phát triển xây dựng đế chế Trung Nguyên hàng đầu ngày nay. Rất đáng phục.



Vườn uơm giống Macadamia

Tôi nói về những loại cây trái đặc thù trên thị trường thế giới mà nông dân Việt có thể trồng với số lượng nhỏ nhưng sẽ đem một lợi tức đáng kể, thay vì bầy đàn theo cà phê hay cao su. Tôi đơn cử một thí dụ về quả macadamia trồng ở Hawaii và Úc với giá trị kinh tế gấp 10 lần đậu phọng. Các bạn trẻ liền liên hệ để tôi thăm viếng một cơ sở ươm giống của anh Tùng và gia đình. Gọi đơn giản là Mắc Ca, anh Tùng và giáo sư Hoàng Hòe đã được cơ quan nông nghiệp Úc hổ trợ để giới thiệu việc trồng Mắc Ca tại Tây Nguyên. Sau 5 năm, cơ sở đã thành công ươm 26 loại cây giống để bán cho nông dân và hy vọng trong 5 năm tới sẽ có hơn 3,000 hectares canh tác Mắc Ca.

Cùng với mô hình công nghệ mới do Trung Nguyên đề xướng, và những sáng tạo về sản phẩm, cũng như cách tiếp cận thị trường qua thương hiệu và giao dịch sàn, đây là hướng đi của chương trình "đem văn minh về cho nông thôn" như tôi vẫn kêu gọi (thay vì đem dân lên các ổ chuột của thành phố lớn). Chắc chắn không phải nông thôn với hình ảnh các ngài "lý trưởng" hống hách bóc lột của những ngày đầu thế kỷ 20; mà là nông thôn hiện đại hiền hòa theo truyền thống cùa Lạc Việt vào thời Internet .

Hội thảo cà phê

Sáng thứ bẩy, tôi trình bày cùng các nhà đầu tư, các quan chức điều hành sàn cà phê và những doanh nhân, nông dân về tổng quan của một sàn giao dịch hàng hóa đúng chuẩn quốc tế. Tôi tiên đoán là trong 10 năm nữa, sàn hàng hóa sẽ lớn hơn sàn chứng khoán vì những đặc thù của nền kinh tế và suy nghĩ khác biệt của các nhà đầu tư Việt. Muốn hoàn tất mục tiêu này sớm hơn, các quan chức cần thay đổi tư duy về luật lệ và thực thi; cũng như phải nhớ rằng để có thanh khoản cho giao dịch và người chơi; sàn cần sự minh bạch, độc lập và đáp ứng được luật cung cầu tự nhiên của thị trường.
Theo: http://dailyjetstar.com/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-sai-gon-di-buon-ma-thuot-10988.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét